GIỚI THIỆU PHÒNG HÓA SINH MÔI TRƯỜNG
1. Tên phòng:
- Tiếng Việt: Phòng Hóa Sinh Môi Trường
- Tiếng Anh: Laboratory of Environmental and Bioorganic Chemistry
- Viết tắt: LEBCHEM
Trưởng phòng: TS. Đào Hải Yến
Phó Trưởng phòng: TS. Trần Thị Thu Lan
- Danh sách cán bộ của đơn vị hiện nay:
2.Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực nghiên cứu:
2.Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực nghiên cứu:
- Nghiên cứu khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa Sinh Môi trường, tập trung vào một số hướng như sau :
- Nghiên cứu về hóa học các gốc tự do : sự hình thành, sự tồn tại và hoạt tính của chúng trong các môi trường khác nhau;
- Nghiên cứu sự chuyển hóa các hợp chất trong các quá trình tự nhiên, sinh học và môi trường;
- Nghiên cứu phương pháp xác định sự hình thành, định tính, định lượng các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng trong các quá trình chuyển hóa, sự tương tác của chúng với môi trường;
- Thực hành làm chủ các phương pháp phân tích hóa học hiện có, nghiên cứu xây dựng phát triển phương pháp và qui trình phân tích hóa học mới đáp ứng nhu cầu của thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và đời sống.
- Tính toán, mô phỏng, mô hình hóa các quá trình phản ứng.
- Nghiên cứu định hướng ứng dụng trong lĩnh vực Hóa sinh Môi trường, tập trung vào một số hướng như sau :
- Nghiên cứu các quá trình công nghệ xử lý môi trường: các phương pháp oxy hóa tiên tiến đồng thể và dị thể (Ozon hóa, Fenton, Photo-Fenton, Electro-Fenton, UV/ xúc tác rắn, TiO2, …), các phương pháp sinh học, các phương pháp cơ lý,…;
- Nghiên cứu các quá trình công nghệ tinh chế, bán tổng hợp, tổng hợp tự động các hợp chất hữu cơ;
- Nghiên cứu chế tạo các vật liệu ứng dụng trong xử lý, làm sạch môi trường và sản xuất năng lượng mới.
- Nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực Hóa Sinh Môi trường, áp dụng những kiến thức mới, phương pháp mới, kỹ thuật mới được nghiên cứu vào thực tiễn phục vụ công tác quản lý nhà nước và cho các tố chức, cá nhân có nhu cầu:
- Tư vấn, đánh giá chất lượng môi trường, tổ chức, tham gia thực hiện các công trình xử lý ô nhiễm môi trường
- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về phân tích các chất gây ô nhiễm, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, chất gây nghiện, …trong các đối tượng khác nhau.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ khác có liên quan.
- Đào tạo : Tham gia đào tạo Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ trong các lĩnh vực Hóa học theo các chuyên ngành của Viện Hóa học.
- Hợp tác quốc tế : Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo trong các lĩnh vực hoạt động của phòng.
3. Danh sách trang thiết bị
TT |
Tên máy |
Nước sản xuất |
1 |
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC |
Mỹ |
2 |
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao LC-MS/MS |
Mỹ |
3 |
Hệ thiết bị GC và GC-MS/MS Agelient |
Mỹ |
4 |
Thiết bị quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS U2900 |
Nhật Bản |
5 |
Thiết bị điện hóa BioLogic SP-300 |
Pháp |
6 |
Thiết bị chưng cất đạm Velp UDK 149 |
Italy |
4. Một số kết quả nổi bật
- Đã công bố trên 400 công trình khoa học trong nước và quốc tế
- Đã được cấp 08 bằng sáng chế độc quyền;
5.Các đề tài, dự án đã và đang triển khai
TT |
Tên đề tài, dự án |
Cấp quản lý |
Chủ nhiệm |
Thời gian thực hiện |
1 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình tạo PHA từ vi khuẩn lam/vi tảo có khả năng hấp thu CO2 được phân lập từ các vùng đất. nước ở Việt Nam, mã số: TĐNSH0.05/22-24 |
Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam |
Trần Thị Thu Lan |
2022-2025 |
2 |
Nghiên cứu chế tạo vật liệu cacbon hóa dạng sợi và tấm trên cơ sở ligin thu được từ phế liệu phụ phẩm trong quá trình chế biến xenlulozơ từ nguồn nguyên liệu trong nước, mã số: TĐNSH0.04/22-24 |
Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam |
Hoàng Thị Phương |
2022-2025 |
3 |
Hoạt tính của các gốc tự do cacbonat CO3•- và gốc Cl•/Cl2•- trong dung dịch, mã số: 104.06-2013.54 |
Bộ KHCN |
Đào Hải Yến |
2014-2018 |
4 |
Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng, tính xác thực và nguồn gốc của các sản phẩm gạo Việt Nam, mã số: TĐNDTP.03/19-21 |
Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam |
Đào Hải Yến |
2019-2021 |
5 |
Phát triển phương pháp nhận dạng nhanh một số độc tố bằng phổ Raman trong nông sản xuất khẩu của Việt Nam,mã số :TĐNDTP.04/19-21. |
Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam |
Nguyễn Thành Dương |
2019-2021 |
6 |
Xây dựng bộ quy trình tiêu chuẩn xác định chất chống cháy trong môi trường, vật liệu chống cháy và đánh giá mức độ nguy hại đến sức khỏe con người, mã số: TĐPCCC.05/21-23. |
Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam |
Trịnh Thu Hà |
2021-2024 |
7 |
Nghiên cứu thành phân hủy sinh học của một số thành phần thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp Fenton-like (H2O2/Fe-NTA) ở điều kiện pH trung tính |
Viện Hóa học |
Đào Hải Yến |
2013 |
8 |
Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời cacbon hữu cơ hoà tan, chất hoạt động bề mặt và axit hữu cơ đến nhả hấp phụ của các thuốc trừ sâu fenobucard, endosulfan, DDT từ đất vào nước |
Viện Hóa học |
Trịnh Thu Hà |
2016 |
9 |
Nghiên cứu và tổng hợp các hợp chất bicyclic dị vòng từ dihydropyridine thông qua phản ứng đóng |
Viện Hóa học |
Lưu Đức Phương |
2017 |
10 |
Nghiên cứu phương pháp xác định trực tiếp glyphosate, glufosinate và chất chuyển hóa của chúng trong nước bề mặt. |
Viện Hóa học |
Đào Hải Yến |
2019 |
11 |
Nghiên cứu phương pháp phân loại nhanh các giống gạo ở miền Bắc Việt Nam bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại (FT-IR) kết hợp phân tích dữ liệu đa biến, mã số VHH.2020.2.03. |
Viện Hóa học |
Đào Hải Yến |
2020 |
12 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu đa nguyên tố cho mục đích chỉ dẫn địa lý gạo Séng Cù Lào Cai bằng phương pháp ICP-MS kết hợp phân tích đa biến, mã số VHH.2020.2.03. |
Viện Hóa học |
Phạm Quốc Trung |
2021 |
13 |
Nghiên cứu phương pháp xác định mùi hương trên đối tượng gạo”,mã số VHH. 2022.13 |
Viện Hóa học |
Nguyễn Quỳnh Hoa |
2022 |
14 |
Nghiên cứu sự phân hủy các hợp chất chống cháy cơ phốt pho từ các chủng vi sinh vật phân lập ở Việt Nam, mã số VHH. 2023.10 |
Viện Hóa học |
Nguyễn Thị Lan Anh |
2023 |
15 |
Nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm Paraben trong sinh vật hai mảnh vỏ tại một số hệ sinh thái của Việt Nam, mã số VHH.2024.07 |
Viện Hóa học |
Phùng Thị Ánh Tuyết |
2024 |