PHÒNG NGHIÊN CỨU SINH VẬT BIỂN

  1. Giới thiệu về đơn vị

 - Năm thành lập: 2025

- Quá trình phát triển:

Phòng Nghiên cứu sinh vật biển (NCSVB) được thành lập theo QĐ số 102/QĐ-VHH ngày 17/3/2025 của Viện trưởng Viện Hóa học từ việc hợp nhất Phòng Tài nguyên sinh vật và Phòng Hoạt chất sinh học thuộc Viện Hóa sinh biển và sáp nhập Viện Hóa sinh biển vào Viện Hóa học.

 Phòng Nghiên cứu sinh vật biển là đơn vị trực thuộc Viện Hóa học, có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản về nguồn gen và hoạt chất của các sinh vật biển, góp phần quản lý và khai thác bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam.   Sau khi hợp nhất, Phòng NCSVB  đang triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước), đề tài nghiên cứu cơ bản quỹ NAFOSTED, đề tài nghiên cứu cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN, tham gia và đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hợp tác quốc tế với các đối tác Hàn Quốc, Italia, CHLB Nga... đồng thời phối hợp triển khai một số nội dung khoa học công nghệ với các đơn vị nghiên cứu trong nước.

 Hiện nay, phòng NCSVB có 08 cán bộ nghiên cứu với trình độ trên đai học, gồm có 01 Phó giáo sư, 03 tiến sỹ, 04 thạc sỹ.

- Lãnh đạo đơn vị từ khi thành lập đến nay:

+ Trước khi sáp nhập Viện Hóa sinh biển vào Viện Hóa học:

  • PGS.TS. Ninh Khắc Bản (từ 02/2012 đến 03/2020): Trưởng phòng Tài nguyên sinh vật, Viện Hóa sinh biển
  • TS. Trần Mỹ Linh: Trưởng Phòng Tài nguyên sinh vật, Viện Hóa sinh biển (từ 04/2020 đến 03/2025); Phó Trưởng phòng Tài nguyên sinh vật (từ 07/2012 đến 03/2020)
  • PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt (từ 04/2010 đến 06/2017): Trưởng phòng Hoạt chất sinh học, Viện Hóa sinh biển
  • TS. Nguyễn Văn Thanh (từ 07/2017 đến 03/2025): Trưởng phòng Hoạt chất sinh học, Viện Hóa sinh biển

+ Sau khi sáp nhập Viện Hóa sinh biển vào Viện Hóa học:

  • TS. Nguyễn Văn Thanh (từ 17/3/2025 đến nay): Trưởng phòng Nghiên cứu sinh vật biển, Viện Hóa học
  • TS. Trần Mỹ Linh (từ 17/3/2025 đến nay): Phó Trưởng phòng Nghiên cứu sinh vật biển, Viện Hóa học

- Danh sách cán bộ của đơn vị hiện nay:

STT

Học hàm, học vị, họ và tên

Chức vụ

Địa chỉ email

1.                   

TS. Nguyễn Văn Thanh

Trưởng phòng

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

2.                   

TS. Trần Mỹ Linh

Phó Trưởng phòng

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

3.                   

PGS. TS Ninh Khắc Bản

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

4.                   

TS. Vũ Hương Giang

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

5.                   

ThS. Nguyễn Chi Mai

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

6.                   

ThS. Phạm Thanh Bình

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

7

ThS. Phạm Thị Hòe

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.

ThS. Kiều Thị Phương Linh

   

 

z6534066080946_6287d88a8f431ddc6b94d1c12bf19c8f.jpg

2. Lĩnh vực nghiên cứu

Chức năng:

Phòng Nghiên cứu sinh vật biển là đơn vị trực thuộc Viện Hóa học, có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản về nguồn gen và hoạt chất của các sinh vật biển, góp phần quản lý và khai thác bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam. 

 Nhiệm vụ: Phòng Nghiên cứu sinh vật biển có các nhiệm vụ chính sau đây:

  1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và xây dựng cơ sở khoa học sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là các sinh vật biển quý hiếm, có giá trị.
  2. Nghiên cứu khám phá các các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn sinh vật biển, thực vật ngập mặn, thực vật ven biển và hải đảo.
  3. Nghiên cứu phân tích mối liên quan giữa các gen và con đường sinh tổng hợp các hợp chất giá trị từ nguồn sinh vật biển
  4. Nghiên cứu, phân loại và xác định tên khoa học các loài sinh vật biển bằng các chỉ thị phân tử.
  5. Nghiên cứu mô phỏng và tính toán lý thuyết các phổ NMR, ECD và các dạng chuyển động của phân tử bằng phương pháp hóa lượng tử.
  6. Xây dựng và phát triển các phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học.
  7. Nghiên cứu tổng hợp các hợp chất thứ cấp có gíá trị bằng cách sử dụng các hệ thống sản xuất hiệu quả như hệ thống nuôi cấy tế bào thực vật in vitro, nấm men…
  8. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp, trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế về lĩnh vực hoạt chất sinh học và nguồn gen từ các sinh vật biển.
  9. Dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hoạt chất sinh học và chỉ thị phân tử.
  10. Đào tạo đại học và trên đại học về lĩnh vực nghiên cứu sinh vật biển.

3. Trang thiết bị nghiên cứu

Tủ cấy an toàn sinh học cấp II, Máy điện di ngang, Máy điện di protein đứng, Bộ chuyển màng ướt cho máy điện di đứng, Bộ nguồn cho máy điện di ngang và đứng, Bộ hiện tín hiệu cho Western Blot, Máy trộn mẫu Vortex, Bộ pipette các thể tích, Máy đếm khuẩn lạc, Hệ thống máy trắc lưu tế bào (Flow cytometer), Máy Elisa, Hệ thống sắc ký lỏng điều chế, Máy sắc ký lỏng trung áp, Máy cắt quay chân không, Máy lấy mẫu tự dộng.

  4. Một số kết quả nổi bật

- Nhiệm vụ Nghị định thư Việt – Mỹ (2012-2014) đã xác định được 618 loài cây thuốc có mặt tại khu vực Bạch Mã, trong đó có 33 loài bổ sung và điều chỉnh tên khoa học cho một số loài trong danh sách cây thuốc Bạch Mã, xây dựng danh sách 33 loài cây thuốc quý hiếm của Bạch Mã cần được bảo vệ và đã xây dựng cơ sở dữ liệu dưới dạng “offline”; đã thống kê được 11 loài cây thuốc có công dụng mới trong điều trị bệnh, 6 loài cây thuốc có khả năng chữa trị nhiều bệnh khác nhau của dân tộc KơTu và Vân Kiều. Xây dựng được 2 vườn cây thuốc bảo tồn (1000m2/vườn) trong đó đã đưa 20 loài cây thuốc quý hiếm cần bảo tồn và 50 loài cây thuốc đang được sử dụng tại địa phương để lấy nguyên liệu phục vụ nhân giống. Phân tích hóa học được 26 hợp chất từ 5 loài cây thuốc, trong đó có 02 hợp chất mới và 24 hợp chất đã biết. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào (KB, MCF7, LU-1) và chống oxi hóa các hợp chất phân lập được.

- Nhiệm vụ HTQT với Nhật (Trường đào tạo sau đại học Khoa học Công nghệ và Trung tâm hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học, ĐH Osaka). Đã phân  lập và xác định một số hợp chất chính từ một số loài thực vật thuộc chi Mắm (Avicennia) và Giá (Excoecaria). Phân lập một số gen mã hóa cho các enzyme chủ chốt trong quá trình sinh tổng hợp terpenoid để phát triển các hệ thống biểu hiện. Tăng cường năng lực nghiên cứu cho cán bộ khoa học tham gia đề tài.

- Dự án ODA với CHDCND Lào (2017-2018) đã phối hợp với các cán bộ thuộc phòng thí nghiệm Khoa học sự sống, Viện Khoa học quốc gia Lào thu thập được 6 mẫu nghệ tại các tỉnh phía Bắc và Nam Lào. Phân lập được 08 hợp chất từ 02 loài nghệ thu được tại Lào, thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật và chống oxi hóa của một số hợp chất sạch thu được. Xây dựng được 4 sơ đồ thí nghiệm cụ thể để phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất thu được từ mẫu nghệ tại Lào; 2 sơ đồ đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp khuếch tán giếng trên đĩa thạch và xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương pháp pha loãng; 2 sơ đồ đánh giá hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH và xác định giá trị ức chế bán phần (IC50) dựa trên phương pháp xây dựng đường chuẩn. Các sơ đồ thí nghiệm đều đơn giản, dễ áp dụng, xây dựng trên cơ sở các thiết bị hiện có tại PTN KHSS, Viện KHQG Lào. Đào tạo 03 cán bộ nghiên cứu cho Viện KHQG Lào.

- Đề tài NCCB (2019-2022) nghiên cứu về một số loài thuộc họ Thông đất (Lycopodiaceae) tại Việt Nam đã phân lập được 39 hợp chất từ 03 loài nghiên cứu thu tại Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Lào Cai, trong đó có 07 hợp chất mới. Đánh giá hoạt tính ức chế vi sinh vật kiểm định, hoạt tính kháng viêm và hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư của các cặn chiết và một số mẫu chất sạch phân lập được.

- Hướng nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên biển từ động vật thân mềm đã tách chiết và xác định cấu trúc được gần 200 hợp chất từ 16 mẫu sên biển và ốc biển, trong đó có nhiều chất mới chứa dị tố với cấu hình thú vị. Nghiên cứu về hoạt tính sinh học cho thấy trên 40% các chất có hoạt tính, một số chất còn thể hiện hoạt tính cảm ứng apoptosis trên các dòng tế bào ung thư.

- Các nhiệm vụ điều tra các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thực vật ngập mặn tại các khu vực Vườn quốc gia Xuận Thủy, vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Bái Tử Long, vườn Quốc gia Cát Bà, rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau và từ nguồn thực vật ven biển và đảo tỉnh Khánh Hòa đã thu thập và định danh được 123 mẫu thực vật. Kết quả điều tra đã phân lập và xác định cấu trúc được 290 hợp chất từ 23 mẫu thực vật, trong đó có 25 chất mới và 131 chất có hoạt tính sinh học.

5. Sản phẩm dịch vụ:

6. Các đề tài, dự án đã và đang triển khai

STT

Tên đề tài, dự án

Cơ quan phối hợp

Cấp quản lý

Chủ nhiệm

Thời gian thực hiện

  1.  

Nghiên cứu các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ một số động vật thân mềm ở vùng biển Nam Trung bộ (vùng biển Khánh Hòa – Bình Thuận) Việt Nam

Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

Viện Công nghệ sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Thanh

2020 - 2022

  1.  

Nghiên cứu quy trình chiết xuất hoạt chất rivularin A từ loài ốc biển Monodonta labio (Linnaeus, 1758), phát hiện các chất có hoạt tính sinh học tương đương rivularin A từ loài sên biển Aplysia sp. và đánh giá khả năng diệt tế bào ung thư của hợp chất rivularin A ở cấp độ sinh học phân tử

Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

Viện Công nghệ sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Thanh

2019 - 2021

  1.  

Điều tra các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thực vật rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Viện Công nghệ sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Thanh

2019 - 2020

  1.  

Nghiên cứu các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ một số động vật thân mềm ở vùng biển Trung bộ (vùng biển Bắc Trung Bộ đến biển Trung Trung Bộ Việt Nam)

Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

Viện Công nghệ sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Thanh

2016 - 2018

  1.  

Điều tra các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thực vật rừng ngập mặn tại khu vực vịnh Hạ Long, khu vực vườn Quốc gia Cát Bà và vườn Quốc gia Bái Tử Long

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Viện Công nghệ sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Thanh

2016 - 2017

  1.  

Điều tra các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thực vật rừng ngập mặn tại khu vực vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Viện Công nghệ sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Thanh

2013 – 2014

  1.  

Nghiên cứu thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học chi Nepenthes (họ Nepenthaceae) ở Việt Nam

Viện Công nghệ sinh học

Đề tài cấp Quốc gia thuộc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted)

TS. Nguyễn Văn Thanh

2013-2016

  1.  

Xây dựng bộ dữ liệu các chất tham chiếu từ sinh vật biển vùng biển Đông bắc Việt Nam

Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Thanh

2013-2015

  1.  

Nghiên cứu, bảo tồn các loài cây thuốc có giá trị tại khu vực Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế, Việt Nam”. Mã số: Số 48/2012/HĐ-NĐT

 

Thuộc chương trình thực hiện nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư với Hoa Kỳ

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2012-2014

  1.  

Nghiên cứu đa dạng các loài thuộc chi Trung quân (Ancistrocladus) ở Việt Nam dựa vào phân tích hóa sinh và di truyền. Mã số: 104.01-2013.53

 

Đề tài thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

TS. Lê Quỳnh Liên

2014-2018

  1.  

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của chi Đẻn (Vitex) tại Việt Nam”. Mã số 104.01-2014.02

 

Đề tài thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2015-2018

  1.  

Hợp phần IV “Nghiên cứu cơ chế tác động và đánh giá an toàn sinh học của các chế phẩm nano được nghiên cứu trong dự án”

Viện Công nghệ Môi trường

Đề tài thuộc Dự án KHCN trọng điểm cấp Viện Hàn lâm KHCNVN

TS. Trần Mỹ Linh

2016-2019

  1.  

Tăng cường kỹ năng vận hành phòng thí nghiệm lĩnh vực phân lập và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất thiên nhiên cho Viện Khoa học quốc gia Lào

 

Dự án ODA hợp tác với Viện Quốc gia Lào - cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

TS. Lê Quỳnh Liên

2017-2018

  1.  

Phân lập thiết kế gen chịu hạn phục vụ công tác tạo giống ngô biến đổi gen

Viện Nghiên cứu Hệ gen

Đề tài thuộc chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

TS. Lê Quỳnh Liên

2017-2018

  1.  

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Tam thụ hùng (Trigonostemon) ở Việt Nam. Mã số 104.01-2018.300

 

Đề tài thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2018-2021

  1.  

Nghiên cứu tạo sinh khối tế bào và đánh giá sinh tổng hợp các hợp chất alkaloid indole terpenoid và phenolic có tiềm năng làm thuốc từ một số thứ của loài Catharanthus roseus ở  hệ thực vật Việt Nam trong điều kiện in vivoin vitro

Giai đoạn 1: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào in vitro loài Catharanthus roseus của Việt Nam nhằm tạo dòng tế bào có hàm lượng các hợp chất alkaloid cao.

Mã số: QTBY01.05/18-19

 

Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế với Belarus - cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

TS. Trần Mỹ Linh

2018-2019

  1.  

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc họ Thông đất (Lycopodiaceae) tại Việt Nam.

Mã số: 104.01-2018.07

 

Đề tài thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

TS. Vũ Hương Giang

2019-2021

  1.  

Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển khu vực Nam Trung Bộ, Việt Nam. Mã số:  NVCC38.01/20-20

 

Đề tài thuộc chương trình Hỗ trợ NCVCC cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2020

  1.  

Khảo sát và khai thác đa dạng di truyền của các vi sinh vật ưa mặn trong muối ăn và một số sản phẩm lên men bằng muối. Mã số: QTIT01.01/20-21

 

Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế với Italia cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2020-2021

  1.  

Nghiên cứu đặc tính sinh học và hóa học của hai loài Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) và Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC.) sinh trưởng tự nhiên tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Mã số: QTLA01.01/21-22

 

Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế với Viện Quốc gia Lào cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

TS. Vũ Hương Giang

2021 – 2022

  1.  

Nghiên cứu tiềm năng sử dụng loài Strychnos angustiflora Benth. (Củ chi) ở Quảng Trị. Mã số:  NVCC38.01/21-21

 

Đề tài thuộc chương trình Hỗ trợ NCVCC cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2021

  1.  

Điều tra, tri ​​thức bản địa về sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Vân Kiều và Pa Kô, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam”. Mã số UQĐTCB.03/21-23

 

Đề tài thuộc chương trình Điều tra cơ bản cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2021-2023

  1.  

Nghiên cứu tiềm năng sử dụng loài Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana  Pierre ex Pit. ) ở Việt Nam. Mã số: NVCC38.01/22-23

 

Đề tài thuộc chương trình Hỗ trợ NCVCC cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2022-2023

  1.  

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hóa học cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.) ở Việt Nam”. Mã số: NVCC38.01/24-25

 

Đề tài thuộc chương trình Hỗ trợ NCVCC cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN

PGS. TS. Ninh Khắc Bản

2024-2025

  1.  

Nghiên cứu tri thức bản địa và tiềm năng sử dụng tài nguyên cây có độc của các dân tốc thiểu số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Đề tài thuộc chương trình Chủ tịch giao cấp Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

PGS.TS. Ninh Khắc Bản

2024-2026

  1.  

Nghiên cứu phân lập một số hoạt chất từ tế bào dừa cạn nuôi cấy sử dụng các elicitor sinh học.   Mã số: VAST04.04/23-24

 

Đề tài thuộc hướng ưu tiên: Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học cấp Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TS. Trần Mỹ Linh

2023-2024

  1.  

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu DNA cho một số nhóm động vật không xương sống (hải miên, da gai và thân mềm) có giá trị ở biển Việt Nam. Mã số: ĐTĐLCN.62/22

 

Đề tài thuộc chương trình Độc lập Công nghệ cấp Bộ KHCN

TS. Trần Mỹ Linh

2022-2025

 

7. Công bố khoa học (từ năm 2020 đến nay):

STT

Tên bài báo

Tên tác giả

Tên tạp chí

Năm công bố

1.                   

Structural elucidation of two new polypropionates from the marine slug Paromoionchis tumidus by spectroscopic analyses and DFT calculations

Pham Thanh Binh, Kieu Thi Phuong Linh, Vu Thanh Trung, Vu Thi Quyen,
Nguyen Viet Phong, Nguyen Phuong Thao, Do Cong Thung, Nguyen Hung Huy,
Nguyen Hoai Nam, Nguyen Van Thanh

Journal of Molecular Structure 1277 (2023) 134841

2023

2.                   

New nor-chamigrane and bisabolane sesquiterpenoids from the sea hare Aplysia dactylomela

Pham Thanh Binh, Duong Thu Trang, Vu Thanh Trung, Kieu Thi Phuong Linh,
Nguyen Viet Phong, Nguyen Phuong Thao, Nguyen Xuan Cuong, Do Cong Thung,
Nguyen Hoai Nam, Nguyen Van Thanh

Phytochemistry Letters 53 (2023) 92–97

2023

3.                   

New metabolites from the sea snail Mauritia arabica and their antimicrobial activity

Kieu Thi Phuong Linh, Vu Thanh Trung, Nguyen Viet Phong, Pham Thanh Binh,
Vu Thi Quyen, Nguyen Phuong Thao, Do Cong Thung, Nguyen Hoai Nam,
Nguyen Van Thanh

Phytochemistry Letters 53 (2023) 81–87

2023

4.                   

Structural determination of new metabolites from the sea snail Turbo chrysostomus by NMR and DFT calculation

Kieu Thi Phuong Linh, Nguyen Viet Phong, Pham Thanh Binh, Nguyen Phuong Thao, Do Cong Thung, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Van Thanh

Journal of Molecular Structure 1270 (2022) 133881

2022

5.                   

Aplydactylonins A‑C, three new sesquiterpenes from the Vietnamese sea hare Aplysia dactylomela and their cytotoxicity

Pham Thi Mai Huong, Nguyen Viet Phong, Nguyen Thi Huong, Duong Thu Trang, Do Thi Thao, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Van Thanh

Journal of Natural Medicines (2022) 76:210–219

2022

6.                   

Cytotoxic metabolites from the leaves of the mangrove Rhizophora apiculata

Nguyen Phuong Thao, Kieu Thi Phuong Linh, Nguyen Huu Quan, Vu Thanh Trung,
Pham Thanh Binh, Nguyen The Cuong, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Van Thanh

Phytochemistry Letters 47 (2022) 51–55

2022

7.                   

Bisstyryl constituents from the leaves of Miliusa sinensis

Cao Thi Hue, Vu Thanh Trung, Nguyen Thanh Hoa, Pham Thi Hong, Pham Thanh Binh, Nguyen The Cuong, Nguyen Van Thanh, Nguyen Phuong Thao

Phytochemistry Letters 49 (2022) 99–104

2022

8.                   

Structure elucidation of new brominated sesquiterpenes from the sea hare Aplysia dactylomela by experimental and DFT computational methods

Pham Thanh Binh, Duong Thu Trang, Nguyen Phuong Thao, Nguyen Chi Mai,
Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Van Thanh

Journal of Molecular Structure 1259 (2022) 132744

2022

9.                   

Glycoside constituents from Miliusa sinensis leaves and their anti-inflammatory and acetylcholine protective effects

Cao Thi Hue, Vu Thanh Trung, Nguyen Thanh Hoa, Nguyen Thi Lan Huong,
Pham Thanh Binh, Nguyen The Cuong, Nguyen Van Thanh, Nguyen Phuong Thao

Natural product research 2022, 36, 5967-5976

2022

10.               

Structure elucidation of two new diterpenes from Vietnamese mangrove Ceriops decandra

Nguyen Van Thanh, Kieu Thi Phuong Linh, Pham Thanh Binh, Nguyen Phuong Thao, Nguyen The Cuong, Tran Thi Bich Ha, Nguyen Van Chien, Nguyen Quoc Trung, Vu Huy Thong, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Chau Van Minh

Magnetic Resonance in Chemistry 2021;59:74–79

2021

11.               

A new [7.7]paracyclophane from Vietnamese marine snail Planaxis sulcatus (Born, 1780)

Nguyen Van Thanh, Nguyen Phuong Thao , Nguyen Viet Phong, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam and Chau Van Minh

Natural product research
2020, Vol. 34, No. 2, 261–268

2020

12.               

Dendrodoristerol, a cytotoxic C20 steroid from the Vietnamese nudibranch mollusk Dendrodoris fumata

Pham Thi Mai Huong, Nguyen Viet Phong, Nguyen Phuong Thao, Pham Thanh Binh, Do Thi Thao, Nguyen Van Thanh, Nguyen Xuan
Cuong, Nguyen Hoai Nam, Do Cong Thung, Chau Van Minh

Journal of Asian natural products research 2020, 22, 193-200

2020

13.               

Metabolites from Excoecaria cochinchinensis Lour.

Lai Hop Hieu, Nguyen Phuong Thao, Do Hoang Anh, Tran Thi Hong Hanh,
Nguyen Duy Cong, Nguyen The Cuong, Nguyen Van Thanh, Nguyen Xuan Cuong,
Nguyen Hoai Nam, Ngo Dai Quang, Chau Van Minh

Phytochemistry Letters 37 (2020) 116–120

2020

14.               

New 3,4-seco-diterpene and coumarin derivative from the leaves of Trigonostemon flavidus Gagnep.           

Ninh Khac Ban, Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Bui Huu Tai, Nguyen Xuan Nhiem, Nguyen Huy Hoang & Phan Van Kiem

Natural Product Research, DOI: 10.1080/14786419.2020.1851225.

2020

15.               

Metal-Based Nanoparticles Enhance Drought Tolerance in Soybean.

Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Pham Thi Hoe, Le Quynh Lien, Ninh Khac Ban, Le Thi Thu Hien,  Nguyen Hoai Chau, and Nguyen Tuong Van.

Journal of Nanomaterials, Vol. Article ID 4056563. ISSN 1687-4129

2020

16.               

Chemical constituents of Blumea balsamifera.

Tran Thi Hong Hanh, Le Thi Thuy Hang, Vu Huong Giang, Nguyen Quang Trung, Nguyen Van Thanh, Tran Hong Quang, Nguyen Xuan Cuong (2021)

Phytochemistry Letters 43 35–39.

2021

17.               

Chemical Constituents of Vitex trifolia leaves           

Ninh Khac Ban, Nguyen Thi Kim Thoa, Tran My Linh, Vu Huong Giang, Do Thi Trang, Nguyen Xuan Nhiem, Bui Huu Tai, Tran Hong Quang, Pham Hai Yen, Chau Van Minh, Phan Van Kiem.

Natural Product Communications, Vol.13 (2): 129-130

2021        

18.               

Alkaloids and Flavonoids from Lycopodiella cernua.

Vu Huong Giang, Le Thi Thuy, Pham Thi Cham, Le Ba Vinh, Ninh Khac Ban, Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Pham Thị Hoe, Tran Thu Huong, Nguyen Hai Dang, Tran Hong Quang

Journal of Medicinal Materials, 2021, Vol. 26, No. 3 (pp. 149-154)

2021

19.               

Isolate Endophytic Fungi from Local Catharanthus roseus and Analyse their Extracellular Enzyme Activity.

Nguyen Chi Mai, Pham Thi Hoe, Vu Huong Giang, Le Quynh Lien, Nguyen Tuong Van, Tran My Linh

International Journal of Advanced Research, Vol 9 (5), 702-708. ISSN 2320-5407

2021

20.               

New tetracyclic and pentacyclic isomalabaricanes from the marine sponge Rhabdastrella globostellata (Carter, 1883)

Do Thi Trang, Duong Thi Dung, Nguyen Xuan Nhiem, Nguyen Thi Cuc, Pham Hai Yen, Dan Thi Thuy Hang, Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Phan Thi Thanh Huong, Bui Huu Tai, Phan Van Kiem

Tetrahedron Letters, 153607,ISSN 0040-4039, https://doi.org/10.1016/j.tetlet.2021.153607.

2021

21.               

Development of a Cell Suspension Culture System for Promoting Alkaloid and Vinca Alkaloid Biosynthesis Using Endophytic Fungi Isolated from Local Catharanthus roseus.

Linh, T.M.; Mai, N.C.; Hoe, P.T.; Ngoc, N.T.; Thao, P.T.H.; Ban, N.K.; Van, N.T.

Plants, 10, 672. https://doi.org/10.3390/plants 10040672

2021

22.               

Metal nanoparticles affect global DNA methylation level and gene expression in early germination of soybean.

Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Pham Thi Hoe, Nguyen Hoai Chau, Nguyen Tuong Van           

Journal of Animal and Plant Sciences. 31 (5)

2021

23.               

Chemical constituents from Lycopodiella cernua and their anti-inflammatory and cytotoxic activities.

Vu Huong Giang, Le Thi Thuy, Pham Thi Cham, Le Ba Vinh, Ninh Khac Ban, Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Pham Thi Hoe, Tran Thu Huong, Nguyen Hai Dang, Hyuncheol Oh & Tran Hong Quang

Natural Product Research, 2022. VOL. 36, NO. 16, 4045–4051

2022

24.               

Cytotoxic and nitric oxide inhibitory activities of triterpenoids from Lycopodium clavatum L.

Vu Huong Giang, Le Thi Thuy, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Xuan Cuong, Le Ba Vinh, Ninh Khac Ban, Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Tran Thu Huong, Nguyen Hai Dang, Hyuncheol Oh, Dong-Sung Lee & Tran Hong Quang

Natural Product Research, 2022 VOL. 36, NO. 24, 6232–6239

2022

25.               

Antimicrobial and antioxidant activities of Antheroporum harmandii Gagnep. collected from Quang Tri province.

Nguyễn Chi Mai, Ninh Khắc Bản, Vũ Hương Giang, Hoàng Xuân Điệp, Phạm Thị Hòe, Nguyễn Tường Vân & Trần Mỹ Linh

Academia Journal of Biology, Vol. 45, No. 2, 61-69. ISSN (print) 2615-9023; ISSN (online) 2815-5920

2023

26.               

Indigenous knowledge of poisonous plants from Van Kieu and Pa Ko ethnic groups in Quang Tri province, Vietnam.

Nguyễn Chi Mai, Trần Mỹ Linh, Vũ Hương Giang, Bùi Văn Thanh, Nguyễn Thị Vân Anh & Ninh Khắc Bản

Academia Journal of Biology. Vol. 45, No. 2, 89-103. ISSN (print) 2615-9023; ISSN (online).2815-5920

2023

27.               

Optimization of brine shrimp lethality test for in vitro toxicity evaluation of poisonous plant species collected from Quang Tri province.

Nguyen Chi Mai, Nguyen Tuong Van, Pham Thi Hoe, Vu Huong Giang, Ninh Khac Ban, Tran My Linh

Academia Journal of Biology, 46(1): 55–67. DOI: https://doi.org/10.15625/2615-9023/18899

2024

28.               

Unique Features of Extremely Halophilic Microbiota Inhabiting Solar Saltworks Fields of Vietnam

Ninh Khac Ban & cs

Microorganisms 2024, 12(10), 1975

2024

29.               

Strychnovanosides A - C, Three New Lignan Glycosides from Strychnos vanprukii

Ninh Khac Ban & cs

Natural product communications

2022

30.               

Wintertime Simulations Induce Changes in the Structure, Diversity and Function of Antarctic Sea Ice Associated Microbial Communities

Ninh Khac Ban & cs

Microorganisms 2022, 10(3), 623

2022

31.               

New Truxinic and Truxillic Acid Sucrose Diesters From the Leaves of
Trigonostemon honbaensis

Ninh Khac Ban & cs

Natural Product Communicatiom

2021

32.               

Development of a Cell Suspension Culture System for Promoting Alkaloid and Vinca Alkaloid Biosynthesis Using Endophytic Fungi Isolated from Local Catharanthus roseus

Ninh Khac Ban & cs

Plants 2021, 10(4), 672

2021

33.               

Chemical constituents from Lycopodiella cernua
and their anti-inflammatory and cytotoxic
activities

Ninh Khac Ban & cs

Natural Product Research

2021

34.               

Chemical constituents from the leaves of Sindora siamensis var. maritima and their antimicrobial and α-glucosidase inhibitory activities

Kieu Thi Phuong Linh, Vu Thanh Trung, Duong Thu Trang, Pham Thanh Binh,
Nguyen The Cuong, Nguyen Van Thanh, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Phuong Thao

Carbohydrate Research 537 (2024) 109074

2024

35.               

Antimicrobial constituents from the leaves of Hibiscus

tiliaceus L.

Vu Thanh Trung, Kieu Thi Phuong Linh, Duong Thu Trang, Pham Thanh Binh, Nguyen The Cuong, Nguyen Van Thanh, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Phuong Thao

Natural product research
2025, Vol. 39, 1050–1057

2025

8. Văn bằng sở hữu trí tuệ:

STT

Tên bằng, giấy chứng nhận

Tên tác giả

Cơ quan cấp

Ngày cấp

Số bằng, giấy chứng nhận

I

Sáng chế

 

 

 

 

1.                   

Hợp chất 3[(6-O-protocatechoyl- beta-D-Glucopyranosyloxy)metyl]- 2-(5H)-puranon (Cibotiumbaroside A) và phương pháp chiết hợp chất này từ cây cẩu tích

Ninh Khắc Bản (đồng tác giả)

Cục sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN

26/10/2010

 

2.                   

Các hợp chất Xycloartan và phương pháp tách chiết các hợp chất này từ cây Ba bét chùm to (Mallotus macrostachyus)

Ninh Khắc Bản (đồng tác giả)

Cục sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN

21/7/2015

 

II

Giải pháp hữu ích

 

 

 

 

1.                   

Quy trình chế tạo màng keo tannin – chitosan – nanoclay trên vải để chống cháy

Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Quốc Trung, Võ An Quân

Cục sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN

22/02/2022

Số 2849

9. Sách chuyên khảo, giáo trình:

TT

Tên sách

Tên tác giả

NXB

Năm XB

1.                   

Các cây tinh dầu khu vực Tây Nguyên và triển vọng ứng dụng

Ninh Khắc Bản (đồng tác giả)

NXB Khoa học Công nghệ

2020

2.                   

Cây thuốc của dân tộc Vân Kiều và Pa Ko ở Quảng Trị

Ninh Khắc Bản (tác giả chính) và cộng sự

NXB Khoa học Công nghệ

2022 

10. Hợp tác quốc tế

(Các cơ quan, tổ chức quốc tế có mối quan hệ hợp tác trong 5 năm gần đây)

- Trường Đại học Tổng hợp Belarus

- Viện Nghiên cứu khoa học và Đổi mới - Bộ Giáo dục và Thể thao Lào

- Viện Tài nguyên sinh vật và Công nghệ sinh học biển, Trung tâm nghiên cứu Quốc gia Italia

Bài viết khác: